Trại cải tạo lao động của Liên Xô
Trại cải tạo lao động của Liên Xô

Trại cải tạo lao động của Liên Xô

Trại cải tạo lao động của Liên Xô là hệ thống trại cải tạo bằng lao động, chịu sự quản lý của cơ quan chính phủ đặc biệt tên là Gulag (tiếng Nga: ГУЛаг, tr. GULag, IPA: [ɡʊˈlak]).[1]GULag tên gọi tắt của Tổng cục Lao động cải tạo Liên Xô (Tiếng Nga: Главное управление исправительно-трудовых лагерей и колоний) của NKVD (Ủy ban Nhân dân Nội chính (Народный комиссариат внутренних дел, Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del), viết tắt là NKVD (НКВД) là các tổ chức cảnh sát công cộng và bí mật của Liên Xô trong thời kỳ của Joseph Stalin.).Hệ thống Gulag được chính thức thành lập ngày 25 tháng 4 năm 1930 và trên lý thuyết giải thể ngày 13 tháng 1 năm 1960.[4] Tại Liên Xô, việc sử dụng cụm từ "Gulag" để biểu thị hệ thống lao động cải tạo ở Liên Xô trong thời kỳ Stalin, ở đây giam giữ đủ mọi thành phần tù nhân, từ chống đối chính trị cho đến tù nhân hình sự như trộm cắp, lừa đảo, giết người... (trong đó tù chính trị chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, còn phần lớn là tù hình sự)[5], mục đích là để tù nhân tham gia lao động nhằm cải tạo bản thân và tái hòa nhập xã hội. Tuy nhiên, truyền thông phương Tây lại thường dùng Gulag để chỉ việc những công dân bất đồng chính kiến chống Chính phủ bị giam giữ cộng với lao động khổ sai[6], dẫn tới việc Gulag thường được hiểu ở phương Tây là một công cụ dùng để đàn áp chính trị.Nhiều nhà bất đồng chính kiến Liên Xô viết về sự tồn tại của hệ thống trại tù Gulag ngay cả sau khi nó được chính thức loan báo đóng cửa. Trong số người này, Anatoli Marchenko (1938-1986), mà chính ông đã chết trong một trại tù Gulag, qua những bài viết của ông cho thấy hệ thống tù gulag của Liên Xô đã không chấm dứt với cái chết của Joseph Stalin.[7] Có những lời xác nhận khác của Vladimir Bukovsky, Yuri Orlov, Nathan Shcharansky, những người được thả ra từ Gulag và được cho phép di cư sang phương Tây, sau những áp lực quốc tế đối với nhà cầm quyền Liên Xô kéo dài nhiều năm. Các nguồn khác thì cho rằng Gulag là không lớn và điều kiện sống của tù nhân cũng không khắc nghiệt như trong sách báo phương Tây thường mô tả[8] cũng như nó không hề có các hành vi sát hại hàng loạt tù nhân[9] mặc dù trong một số giai đoạn của thế chiến thứ hai, tỷ lệ tử vong trong các trại lao động tăng lên do chiến tranh làm cạn kiệt nguồn lương thực, thuốc men và gây ra bệnh tật.[10]Vào tháng 3 năm 1940, đã có 53 trại riêng biệt và 423 vùng cải tạo lao động tại Liên Xô. Ngày nay, các thành phố công nghiệp vùng Bắc Cực của Nga, như Norilsk, Vorkuta, và Magadan, ban đầu chính là các trại lao động được xây dựng nên bởi những tù nhân và điều hành bởi các cựu tù nhân.[11]